0
Ngày nay, việc xây dựng nhà lá phù hợp với không gian sống, tận hưởng cảm giác mát mẻ sau những giờ làm việc là điều khó khăn bởi xây dựng nhà lá chỉ thấy ở vùng nông thôn với những chất liệu thô sơ. Chính vì vậy, kỹ thuật xây dựng nhà lá luôn được coi trọng trong xây dựng nhà lá biệt thự, xây dựng quán cà phê bằng lá, xây dựng khu biệt thự lá, v.v.

Mành che nắng ngoài trời
xây dựng khu biệt thự lá
Xây dựng khu biệt thự lá
Khi xây dựng một ngôi nhà cây lá đơn sơ, cột chôn chân thì chỉ cần tôn cao nền bằng đất để tránh nước ngập nhà vào mùa nước nổi và hạn chế ẩm thấp, nước thấm làm nhanh mục chân cột.

Nền nhà được đắp bằng đất phù sa (đất thịt có pha cát) hoặc tốt nhất là đất gò mối. Nếu nhà làm vội thì có khi nền lại được đắp bằng đất ướt vừa đào dưới ao lên, thoa láng bề mặt. Thường do tác động của sinh hoạt trong nhà nên thời gian ngắn sau kiểu nền như vậy để lại nhiều chỗ lồi lõm, nứt nẻ. Cũng là nhà thô sơ nhưng làm kỹ hơn thì nền được đầm bằng đất phơi khô, băm nhuyễn, long nước. Để hạn chế tình trạng nứt nẻ lớp mặt nền nhà được trộn thêm tro bếp hoặc vôi. Nhằm tạo độ láng mịn cho mặt bằng nền nhà thì ở lớp trên cùng được dùng thanh gỗ tròn hoặc chai thủy tinh để lăn đi lăn lại nhiều lần. Nền nhà làm kỹ sẽ bằng phẳng, đẹp và dễ dọn dẹp vệ sinh nhà cửa.
xây dựng quán cà phê bằng lá
Xây dựng quán cà phê bằng lá
Ngôi nhà lá đơn sơ, bán kiên cố đa phần là kiểu nhà rội, tức nhà có 4 cột cái. Bộ khung nhà làm bằng gỗ tạp. Thường bộ cột nhà là cột tròn, để nguyên cây. Cột được lấy mực, bào trơn phần thân. Kèo, xuyên cắt hình chữ nhật có tiết diện phổ biến là 9cm x 12cm. Đòn tay bằng dừa hoặc cây tạp cưa xẻ hộp. Rui bằng tre, tầm vông, che nắng ngoài trời bằng mành sáo trúc chống nắng. Nếu nhà nào kinh tế khá hơn một chút thì làm nhà cột, kèo, xuyên bằng cây rừng (xẻ hộp). Bộ cột gỗ dầu, 4 cạnh vuông (gọi là cột dầu vuông) kê táng gạch nung tạo nên ngôi nhà đẹp, tao nhã nên đây cũng là ngôi nhà mơ ước của đa số gia đình bình dân.

SkyBlinds chuyên cung cấp tre trúc, màn sáo chống nắng ngoài trời là sự lựa chọn phù hợp. Sau khi đã tính toán, gia công xong các bộ phận của khung nhà, việc tiếp theo là lắp ráp và dựng nhà. Để dựng nhà đơn giản, bán kiên cố người ta dựng hàng cột cái trước sau đó lắp các cây kèo, xuyên lên sau. Do bộ khung nhà tương đối nhẹ nên công việc dựng nhà không phức tạp, nặng nề như đối với ngôi nhà gỗ kiên cố. Khi dựng nhà chỉ cần dùng các cây tre làm nạng để chỏi, giữ thăng bằng và định vị các cây cột. Người thợ chánh chỉ huy thợ phụ, nhân công điều chỉnh sao cho các cây cột hàng nhất, hàng nhì, hàng ba đứng ngay hàng thằng lối; kèo, xuyên khít khao, không vênh với nhau là được.

Nhà rội bán kiên cố hầu hết đều có 20 cây cột, gồm: hàng nhất, cột hàng nhì và cột hàng ba. Hiếm có trường hợp mở rộng diện tích bằng cách thêm cột hàng tư. Trường hợp để tăng diện tích sử dụng người ta dùng cách giảm bớt cột cái giữa nhà, gọi là nhà trốn cột. Tức là ngôi nhà chỉ có 2 cột cái, 3 cây kèo. Kèo giữa được làm lệch tâm. 2 cây cột cái ở giữa được thay bằng 2 cây cột ngắn như cây trính được gọi là cột bợ hoặc cột đực. 2 cây cột bợ nằm trên dây xuyên. Kiểu nhà này kém chắn chắn vì vậy chỉ được sử dụng cho ngôi nhà có diện tích nhỏ hoặc là căn nhà dưới.
Ngoài các kiểu nhà rội phổ biến còn có một số biến thể khác.
 xây dựng nhà lá
 Xây dựng nhà lá

Mẫu mành tre

Như kiểu nhà “đầu đội vai mang”, với cây xuyên nằm sát cây đòn dông. Cây xuyên vừa liên kết 4 cây cột cái vừa đỡ cây đòn dông, gọi là cây xà co. Nhằm mục đích gia tăng mối liên kết giữa các các cột cái của ngôi nhà rội.

Đối với dạng nhà đơn sơ, bán kiên cố trước kia đều dùng lá dừa nước để lợp mái. Để lợp nhà đảm bảo không bị dột, có độ bền cao thì phải tính toán sao cho “đậu thước”. Người thợ sử dụng cây thước nách, còn gọi là thước ba (hình tam giác đều, 3 cạnh bằng nhau, mỗi cạnh dài 41,5cm). Từ nóc nhà đặt cây thước nách, tính độ phơi mái cộng thêm trung bình là 1,5cm. Nếu nhà khá giả thì nâng mái lên là 2cm; Nếu nhà nghèo thì độ phơi mái hạ xuống 1cm. Vì nếu mái lá cao thì nhà thông thoáng nhưng mái lá nhanh mục; Ngược lại mái lá thấp, nhà sẽ tối nhưng lâu phải thay lá hơn.

Lá lợp nhà là loại chằm (tự chằm hoặc mua ở vựa vật liệu xây dựng), còn gọi là lá mần - đốp thì dễ lợp, thông dụng; Lá xé lợp khó hơn, ít người dùng. Kỹ thuật lợp lá tuy khá đơn giản nhưng đòi hỏi cũng phải tính toán, thao tác kỹ thì mới đạt về kỹ thuật và mỹ thuật. Trước khi lợp nhà thì chủ nhà hoặc ông thợ chánh phải thống nhất với kíp thợ lợp nhà về ni tấc. Nếu lợp dày thì mỗi tấm lá đôi cách nhau 10cm, lá chiếc 8cm; Nếu lợp thưa thì khoảng cách là 15cm. Khoảng cách này gọi là “li lá”; Lợp dày gọi là lợp “khít mắt”. Khi đã thống nhất độ dày thưa mỗi li lá thì người mỗi thợ dùng lòng bàn tay của mình làm “cây cỡ” để đo khoảng cách các li lá làm sao cho tất cả đều cỡ với nhau. Người thợ chánh hoặc chủ nhà ở dưới đất sẽ điều chỉnh độ dày thưa cho từng người thợ. Để cho mái nhà đẹp thì khi lợp còn phải thống nhất là chỉ xỏ lạt bên phải hoặc trái cây rui. Khi buộc tấm lá vào rui thường theo kiểu “mối chéo cánh gà” hay còn gọi là “mối chuột” và phải giấu mối thật kỹ. Người điều khiển bên dưới phải luôn nhắc thợ phải vặn dây lạt sát tấm lá, gọi là “vặn khu ốc”. Nhà lợp từ dưới lên trên. Khi 2 mái đã lợp xong thì phải xốc nóc, tức là lợp kín phần giáp mí giữa 2 mái nhà, chỗ nằm phía trên cây đòn dông. Trước kia xốc nóc cũng sử dụng bằng lá dừa nước, nay nhiều nhà sử dụng tấm xốc nóc làm sẵn bằng gốm đỏ Vĩnh Long. Sau khi lợp mái xong còn phải làm tấm vĩ tre dằn lên mái lá tấm vĩ tre, gọi là “tấm rã”. Tấm rã giúp cho mái lá nằm thẳng thóm, không bị tốc mái khi mưa to, gió lớn.

Sau khi lợp mái xong đến phần dừng vách 2 bên đầu xông. Phần tiếp giáp mặt đất dùng tre, trúc làm khung sườn và dừng vách bằng lá chằm hoặc lá xé. Để đảm bảo bền chắc, thẩm mỹ và an toàn thì khi dừng vách đến đầu cột hàng ba thì dừng lại. Công việc tiếp theo là dùng thanh tre, trúc làm cây ép lép để dằn bên ngoài vách lá, buộc chặt vào bộ khung vách. Nhà có điều kiện hơn thì đóng vách ván hoặc làm từ màn sáo tre trúc. Phần trên bên còn lại của vách nhà có hình tam giác, cần phải che chắn bằng tấm vách làm sẵn, gọi lá cánh én. Đỉnh của tam giác nằm ngay cây đòn dông.

Phần vách nhà trước, vách buồng và vách nhà sau tùy hoàn cảnh kinh tế gia đình có thể dừng bằng ván, gài nẹp tre hoặc bằng lá dừa nước. Nhà đơn sơ, bán kiên cố thường có 1 cửa cái, 1 cửa sau và có ít có cửa sổ. Phần trang trí kiến trúc ít được chú ý. Nếu nhà nào có trang trí thì cũng chỉ tập trung ở vách trước, thể hiện qua các ô cửa trám, mắt cáo hoặc đơn giản chỉ là kiểu thượng song hạ bản.

Xây dựng nhà lá đơn sơ tương đối dễ làm nên hầu hết những người đàn ông trưởng thành qua học hỏi kinh nghiệm trong làng xóm đều có thể tự mình vẽ kiểu và tự làm nên ngôi nhà theo ý riêng. Chỉ khi dựng nhà, lợp mái thì cần phải huy động thêm bà con dòng họ, láng giềng đến hỗ trợ.

Nhà bán kiên cố lợp bằng lá có phần phức tạp hơn nên cần có người am hiểu hơn về kỹ thuật làm nhà. Vì vậy cần phải thuê mướn thợ chứ ít người đủ khả năng tự làm nhà để ở. Xây nhà là ở TP. Hồ Chí Minh với nhiều nhân công chuyên nghiệp về làm nhà, gọi là thợ giàn trò. Thợ giàn trò có trại mộc riêng hoặc di chuyển lưu động, thầy thợ hợp tác với nhau theo kiểu “hợp tan”.



Next
Bài đăng Mới hơn
Previous
This is the last post.

Đăng nhận xét

 
Top