0
Nếu từng đến  vùng U Minh  rộng lớn xưa kia và trên bán đảo Cà Mau ngày nay, đặc điểm mà bạn dễ nhận thấy nhất về văn hóa vật thể là ngôi nhà làm bằng cây lá. Sau Tết nguyên đán, khi mùa khô vẫn còn, người ta bắt đầu sửa sang lại hoặc cất nhà mới, chuẩn bị đối phó với sáu tháng mùa mưa…
Rèm tre giá rẻ
 Ngôi nhà làm bằng cây lá
Một kiểu nhà ở đặc trưng, mang tính truyền thống của một vùng đất bao giờ cũng phải được xây dựng trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản. Ngôi nhà trước hết phải phù hợp với điều kiện về địa hình, địa vật, khí hậu, thời tiết của vùng. Xem trọng những yếu tố này sẽ giúp con người sáng tạo ra mẫu nhà phù hợp nhất để tự bảo vệ mình trong nắng táp, mưa sa. Mặc khác, điều kiện kinh tế - xã hội cũng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến vấn đề xây dựng nhà ở, cho nên việc làm nhà bằng nguồn vật liệu tại chổ là sự lựa chọn tất yếu. Điều đó lý giải tại sao ngôi nhà lá có sử dụng mành tre lại rất phổ biến ở vùng U Minh Thượng.

Đất đai vùng U Minh Thượng tuy trũng, nhưng ít chịu tác động của triều cường từ biển và ảnh hưởng của lũ lụt từ sông Cửu Long, cho nên nơi đây không có kiểu nhà sàn như ở một số địa phương đầu nguồn lũ như Châu Đốc của tỉnh An Giang lân cận.
Cất nhà và cách làm nền nhà lá
Cất nhà và cách làm nền nhà lá
Việc chọn địa thế để cất nhà và cách làm nền nhà lá chủ yếu là nhằm mục đích đối phó với nước ngập trong mùa mưa. Nước ngập không cao nên phần lớn nền nhà được làm tương đối thấp. Đặc điểm chung về phối cảnh của ngôi nhà ở vùng U Minh Thượng là cạnh nền nhà thường có một ao nước. Đây là kết quả của việc đào lấy đất để đắp nền nhà. Khi nhà xây dựng xong thì nó trở thành một ao nuôi cá. Trước kia, khi mà ở đây người ta chưa có cách khai thác nước ngầm thì nguồn nước trong ao được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày, nhất là vào mùa khô hạn.

Đúng theo tên gọi, nhà lá được xây dựng bởi cây và lá. Và, cây lá đó được lấy từ nguồn sẳn có tại chỗ. Gỗ tràm được xử lý qua quá trình hóa sinh tự nhiên bằng phương pháp ngâm nước dưới hầm, ao sẽ rất rắn chắn, dẽo dai, ít bị mối mọt đục khoét và lâu mục trong môi trường có độ ẩm cao, nhiều nấm mốc. Một bộ cột nhà bằng tràm được xử lý kỹ theo kinh nghiệm dân gian sẽ có khả năng sử dụng lâu đến hàng chục năm.
Xây dựng nhà lá
Xây dựng nhà lá
Lá dùng để lợp nhà là lá cây dừa nước. Loài cây này có sức sống mãnh liệt, thích nghi được cả ở môi trường nước ngọt hoặc nước lợ. Có lẽ người xưa cũng đã tìm nhiều loại lá lợp nhà, cuối cùng mới chọn được lá dừa nước làm vật liệu chính, bởi vì loại này tương đối bền trước sự thay đổi của thời tiết và khí hậu đặc thù miền nhiệt đới gió mùa ở Nam bộ. Vào mùa khô, lớp lá dừa nước bao bọc ngôi nhà, nhất là mái nhà trở thành lớp vật liệu cách nhiệt rất tốt. Những buổi trưa nóng bức, biên độ nhiệt giữa trong nhà và màn sáo ngoài trời che nắng chênh lệch rất lớn nên trong nhà luôn rất mát mẽ. Do vậy, khi đời sống vật chất được nâng cao, nhiều ngôi nhà làm bằng vật liệu mới mọc lên nhanh chóng ở vùng U Minh Thượng, nhưng người ta vẫn cất thêm một mái lá để nghỉ trưa như một kiểu nhà hóng mát. Nếu như lá được chọn lọc và lợp kỹ, ngôi nhà có thể sử dụng được trung bình là 5 năm mới phải thay lá mới.



Từ lá cây dừa nước, người ta có thể làm ra các các kiểu lá dùng để lợp mái hay làm vách khác nhau. Mỗi một kiểu lá đều có cách buộc dây riêng khi sử dụng. Dây buộc được gọi chung là "dây lạt", chúng được làm từ “bẹ” (thân) hoặc “cà bắp” (chồi lá non) của cây dừa nước.

Đăng nhận xét

 
Top